Vợ Phan Văn Đức: Gợi cảm khó tin sau ‘3 năm 2 lứa’
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ở đâu đó chúng ta vẫn thường nghe "giới trẻ đang quay lưng với âm nhạc dân tộc". Đứng trên một góc độ nào đó, điều đó có thể đúng nhưng không phải tất cả. Trong hành trình làm báo của mình, tôi đã được gặp gỡ, trao đổi và biết có những người trẻ đam mê và khao khát được cháy hết mình với âm nhạc dân tộc. Đặc biệt là những nghệ sĩ trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà thành.
Trả lời bằng hành động
Những hôm viết bài khuya, tôi thường giải trí bằng cách vào kênh YouTube "Đàn tranh Phương Anh" để nghe nữ nghệ sĩ sinh năm 1991 chơi những bản nhạc, như: "Cảm xúc Tây Nguyên", "Xuân này con không về", "Bèo dạt mây trôi", "Sang xuân"…
Tôi có cảm tưởng Phương Anh với đôi bàn tay thon, búp măng như đang "nhảy múa" trên phím đàn tranh vậy. Còn khi nhắm mắt lại, tôi cảm nhận tiếng đàn của nữ nghệ sĩ đẹp, truyền cảm và có hình ảnh khiến tôi bị mê hoặc và quên đi mệt mỏi, lo âu bộn bề nơi phố thị.
Nghệ sĩ Phương Anh biểu diễn trong “Những ngày Việt Nam” tại London, Anh, năm 2015. Ảnh: NVCC.
Sau những buổi trò chuyện với Phương Anh, tôi mới biết cô gái sinh ra ở phố Hà Trung (Hà Nội) đã mê tiếng đàn tranh từ năm 9 tuổi và đến với nó từ một tình huống khá thú vị.
"Hồi ấy, một dịp nhạc sĩ Thao Giang đến nhà tôi chơi và khi mọi người đang ngồi nói chuyện thì bác phát hiện tôi chăm chú theo dõi chương trình hoà tấu nhạc cụ dân tộc trên tivi nên hỏi: "Cháu có thích học nhạc cụ truyền thống không?" và ngay lập tức tôi đã gật đầu nói: "Có ạ". Ngày hôm sau mẹ tôi đã đưa tôi đi mua đàn, cửa hàng có rất nhiều loại đàn nhưng không hiểu sao tôi chỉ chọn đúng cây đàn tranh", Phương Anh nhớ lại.
Nghệ sĩ Phương Anh say sưa “truyền lửa” cho học trò. Ảnh: NVCC.
Khi kể với tôi câu chuyện này, Phương Anh bảo, đó như là một số mệnh mà chị không thể cưỡng lại được. Còn tôi có những hôm ngồi ngắm nghía (chứ không phải nghe) Phương Anh chơi đàn thì thấy dường như cô ấy đang muốn cố níu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tràng An trong thời buổi hội nhập đầy biến động hiện nay.
Từ dáng ngồi, cách đưa tay vuốt phím đàn rồi đến mái tóc, tất cả đều mang những nét đặc trưng của người con gái Hà thành. "Thật khó để trả lời tôi đam mê thế nào bởi có trả lời như thế nào đi chăng nữa cũng không đủ hết được, nhưng tôi sẽ trả lời bằng hành động, việc làm cụ thể", nữ nghệ sĩ trải lòng.
Nghệ sĩ Phương Anh phiêu cùng cây đàn tranh. Ảnh: NVCC.
Hiện nay trên cương vị giảng viên bộ môn đàn tranh tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng với biểu diễn, nữ nghệ sĩ Hà thành đang cố gắng "truyền lửa" cho các em học sinh, sinh viên yêu quý của mình.
Tuy mới ở tuổi 30 nhưng Phương Anh đã trải qua hành trình không ngắn đến với đàn tranh và gặt hái được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ, như: Giải Nhất hội thi "Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch" lần thứ nhất năm 2012 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; Huy chương vàng (tập thể), Huy chương bạc (tập thể) tại Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc năm 2017; giải Nhất cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020…
Nghệ sĩ Phương Anh bảo, cây đàn tranh được mệnh danh là cây đàn "quý tộc" trong gia đình các nhạc cụ cổ truyền và nó mối quan hệ mật thiết, gần gũi gắn bó và khăng khít trong đời sống âm nhạc của nhân dân qua những chặng đường lịch sử. Cùng với nhị, bầu, sáo, tỳ bà…, nó trở thành một phương tiện diễn đạt tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam.
Hiện nay cây đàn tranh được mang sức sống mới, hơi thở mới, ở một tư thế mới, có tiếng nói mới trong đời sống âm nhạc của đất nước cũng như với bạn bè quốc tế. Một yếu tố như một chất men thúc đẩy sự "thăng hoa" của nó là việc các nghệ sĩ đã mở rộng giao lưu văn hoá với bạn bè quốc tế.
Bản thân chị cũng đã tham gia một số chương trình quốc tế, như: Tết cộng đồng người Việt tại Italia, Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Italia, Festival Âm nhạc tại Thụy Sĩ, Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Anh, Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Leipzig (Đức)…
Nghệ sĩ Phan Thủy phiêu cùng cây đàn tỳ bà. Ảnh: NVCC.
Cũng sinh năm 1991 và sinh ra, lớn lên ở Hà Nội, nghệ sĩ Phan Thủy (giảng viên bộ môn đàn tỳ bà tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) có niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc dân tộc.
Niềm đam mê âm nhạc truyền thống, với Thủy là định mệnh - cho phép chị được tiếp cận với cây đàn dân tộc từ ngày nhỏ - thời điểm mà còn chưa hiểu đến hai chữ "đam mê' là gì.
"Âm thanh của cây đàn gắn bó với tuổi thơ qua từng bài dân ca, nhạc cổ. Tôi cũng không biết rằng ngấm chất từ bao giờ. Nghe thì có vẻ trừu tượng, nhưng một điều đơn giản mà mãi sau này tôi mới nhận ra, bởi dòng máu dân tộc chảy trong huyết quản, vì tính Việt trong mỗi con người dẫn dắt ta trở về với cái gốc một cách rất tự nhiên", nữ nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà thành bộc bạch.
Nghệ sĩ Phan Thủy say sưa hướng dẫn học trò chơi đàn tỳ bà. Ảnh: NVCC.
Phan Thủy có nickname "Sầu riêng", bởi chị quan niệm nó cũng giống như nhạc cụ dân tộc nói chung, đàn tỳ bà nói riêng. Sầu riêng gai góc nhưng lại ngọt ngào, có người không thích ăn vì ấn tượng ban đầu nhưng ai yêu thích thì lại luôn nhớ và không thể nào quên…
Nghệ sĩ Phan Thủy từng tâm sự hàng giờ với tôi về những đau đáu của mình với sự phát triển của âm nhạc dân tộc. Chị bảo, trong quá trình học tập và biểu diễn, chị nhận thấy một sự thiệt thòi của mảng âm nhạc này khi chưa được tiếp cận rộng rãi, và chưa được chú trọng.
Nghệ sĩ Phan Thủy bên cây đàn tỳ bà. Ảnh: NVCC.
Vậy mà thương, thương cho hồn cốt Việt mai một, thương cho những tâm hồn Việt còn chưa được tưới tắn trong chính nghệ thuật trong trẻo của quê hương mình. Nhìn sang các nước bạn, không thể không so sánh khi họ chú trọng đến văn hoá, lấy truyền thống làm mũi nhọn để tiếp cận với thế giới và họ đã thành công.
Phan Thủy đã giành được Huy chương vàng Cuộc thi Hòa tấu nhạc cụ dân tộc thành phố Hà Nội năm 2007, Huy chương bạc Cuộc thi Độc tấu nhạc cụ dân tộc thành phố Hà Nội năm 2009 và Huy chương vàng Hội thi tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch toàn quốc năm 2012 (giải tập thể)…
Chị cũng đã tham gia biểu diễn nhiều chương trình cấp quốc gia và quốc tế như Ngày văn hóa Việt Nam tại Hà Lan năm 2014, Tuần lễ Việt Nam tại Leipzig Đức năm 2019, Lễ hội văn hóa và du lịch tại Seoul Hàn Quốc năm 2019...
"Và câu hỏi vẫn còn được bỏ ngỏ cho thế hệ trẻ chúng tôi - những người mang trong mình chất nghệ sĩ và sức trẻ. Với tôi, khi nào còn có câu hỏi, là sẽ còn có giải pháp; khi nào còn trăn trở là khi ấy còn trẻ!
Tôi và tỳ bà đã gắn bó cùng nhau từ năm 2002 - có thể nói là 'bạn đời' được chưa nhỉ? Từ ngày còn là một cô bé đeo khăn quàng đỏ, ngày học 2 trường chia ca, giữa trưa nắng với cây đàn trên lưng, đạp xe sao cho kịp giờ học; cho tới chặng đường tưởng chừng dài vô tận từ THPT Việt Đức tới Nhạc viện… vậy mà cũng đã 19 năm.
Từng bước trưởng thành của tôi đều có bóng dáng của tỳ bà. Người nghệ sĩ đôi khi chơi vơi, và cô đơn, nhưng cảm ơn cây đàn luôn có mặt ở đó!", "Sầu Riêng" Phan Thủy chia sẻ.
Vậy nên có thể lý giải phần nào về mức độ lan toả của tỳ bà trong dân gian chưa thể rộng, người chơi và theo học tỳ bà còn chưa nhiều bằng các cây đàn khác. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng trong những năm trở lại đây cho thấy các nghệ sĩ tỳ bà đang nỗ lực để lan toả âm thanh của cây đàn đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nghệ sĩ Phan Thủy và Phương Anh chơi đàn trong chương trình “Bữa trưa vui vẻ”. Ảnh: NVCC.
Thế hệ các bạn học của Phan Thủy giờ cũng đã trưởng thành, phần lớn đều nằm trong hàng ngũ các đoàn nghệ thuật Trung ương, giảng dạy tại các trường nghệ thuật, biểu diễn thường kỳ… Thủy thấy mừng vì bản thân và các bạn của mình vẫn yêu và gắn bó với nghề, dù còn nhiều khó khăn.
Phan Thủy cũng từng quả quyết với tôi: "Chúng tôi cố gắng gìn giữ lấy những tinh hoa đã được truyền dạy, và không ngừng học hỏi để phát triển và tạo dựng con đường cho mỗi người. Dòng chảy nghệ thuật là không ngừng, và với mỗi cá nhân sẽ có những con đường, định hướng âm nhạc riêng, tạo nên sự đa dạng trong ngành âm nhạc này".
Và tôi tin, không chỉ Phương Anh, Phan Thủy mà còn nhiều bạn trẻ khác cũng đang đắm đuối, say mê với âm nhạc dân tộc như hơi thở, như cuộc sống của mình. Có những tín hiệu đáng mừng ấy khiến chúng ta tin rằng, dù cuộc sống có những thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì con người vẫn biết tìm về những giá văn hóa nguồn cội của dân tộc, bám vào văn hóa dân tộc để sinh tồn.
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá bỏ thanh long, chuyển sang cây trồng rau ngò gai (loại rau thơm, rau gia vị) dưới tán dừa xiêm, cánh đồng đẹp như phim, cắt rau gia vị bán đắt hàng.
Cho đến nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi cho biết, "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới với 56 bản dịch, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất. Sau tiếng Anh là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản). Bài này xin giới thiệu các bản dịch bằng tiếng Bengali, chưa được biết với bạn đọc Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, TP.Cần Thơ xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng.
Lễ hội Tình yêu năm 2025, Lễ hội Cowboy Town, bắn pháo hoa, trưng bày triển lãm với chủ đề “Con đường thống nhất” và biểu diễn múa rối nước miễn phí… là những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Hà Nội.
Vận may tình yêu của 4 con giáp giống như một chú ngựa phi nước đại, không thể ngăn cản. Đồng thời sự nghiệp cũng lên như diều gặp gió.
Tên gọi Thủ Dầu Một không chỉ là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng gắn bó máu thịt với bao thế hệ người dân Bình Dương – nơi hun đúc bản sắc, lưu giữ ký ức và thể hiện niềm tự hào của vùng đất từng vang danh bởi truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống được 45.320 cây lan rừng quý hiếm của 3 loài lan rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (30.000 cây/3 loài hoa lan rừng), phương pháp tách mầm (15.000 cây lan rừng/3 loài).
Ông Dương Quốc Thái, chủ cơ sở Cơ khí Quốc Thái (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là thợ cơ khí nghiên cứu chế tạo được nhiều sản phẩm, công cụ cơ khí độc đáo, đắc dụng thiết thực đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi sắp xếp đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, các trụ sở UBND quận, huyện trở thành tài sản dôi dư. Các chuyên gia kiến nghị nên chuyển giao trụ sở dôi dư cho các cơ quan Nhà nước khác có nhu cầu thay vì xây mới.
Làm việc với nhà đầu tư "siêu" dự án 1 tỷ USD từ Thụy Điển, ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cho biết, cá nhân ông và ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh, đều là người rất quyết liệt, đã nói là làm và đã hứa thì phải thực hiện, khi nhà đầu tư chọn Bình Định.
Chị Bùi Thị Châm, xóm Láu Ráy, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã biến 7ha đất đồi thành một mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn "khép kín", mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước, bảo vệ môi trường.
Tại kỳ họp việc sáp nhập xã, phường ở Quảng Trị, có một vấn đề đặc biệt mà HĐND tỉnh này phải dành nhiều thời gian bàn luận mới đi đến thống nhất.
Hai nhà thầu thi công dự án cao tốc đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đề nghị khen thưởng.
Vùng đất Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng nổi tiếng với truyền thống khoa bảng lâu đời, sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước. Hải Dương dẫn đầu với 11 Trạng nguyên, tiếp theo là Hưng Yên và Hải Phòng cùng có 3 trạng nguyên, còn Thái Bình có 2 Trạng nguyên. Truyền thống hiếu học và khoa bảng đã trở thành niềm tự hào sâu sắc của người dân nơi đây.
Trong số hàng triệu con vịt được nuôi trong tỉnh Bình Thuận để cung cấp ra thị trường thì ở Tánh Linh, Đức Linh có thể nói là “vương quốc” nuôi vịt. Do thuận lợi về thời tiết, có nhiều cánh đồng rộng cả ngàn ha cộng thêm nguồn nước sông La Ngà quanh năm nên nơi đây hình thành vùng nuôi vịt chạy đồng lớn nhất tỉnh.
Để hình dung tầm vóc nữ doanh nhân này, chúng ta có thể nhìn vào chi tiết, đó là doanh nhân Bạch Thái Bưởi, được coi là “huyền thoại doanh nhân đất Việt” khi đó chỉ là thầu phụ cho nữ doanh nhân này với phần việc dựng lán trại cho phu ở...
Trong cuộc đàm phán giữa các quan chức Ukraine, Mỹ và châu Âu diễn ra tại London mới đây, Kiev đã trình bày 5 yêu cầu then chốt liên quan đến một thỏa thuận hòa bình trong tương lai với Nga, theo The Telegraph.
Sáng nay 25/4, nhiều người dân miền Bắc bất ngờ khi truyền thông đưa tin về hơn 23.000 cú sét được ghi nhận chỉ trong vài giờ đầu ngày. Tuy nhiên, theo chuyên gia khí tượng, cần hiểu đúng bản chất của những con số thống kê này.
Núi Chứa Chan, “nóc nhà” của tỉnh Đồng Nai và là “đệ nhị thiên sơn” (ngọn núi cao thứ 2) tại khu vực Đông Nam Bộ vừa được khởi động Dự án Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí. Đây là tiền đề để chuẩn bị cho lễ khởi công chính thức dự kiến vào quý IV-2025.
Tối nay (25/4), TP HCM tổ chức buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ 16h30, khu vực trung tâm Thành phố đã chật kín người dân và du khách. Hòa vào dòng người xem diễu binh, có cả những du khách nước ngoài mặc áo cờ đỏ sao vàng.
Theo UBND thành phố Huế, việc đặt tên 5 xã ở huyện A Lưới theo số thứ tự là để thuận lợi cho việc số hóa, ngắn gọn, dễ nhớ.
Trung tướng Yaroslav Moskalik, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, đã bị ám sát trong một vụ đánh bom xe tại vùng ngoại ô Moscow, theo xác nhận từ các cơ quan chức năng.
Cơ quan chuyên môn của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Nghệ An đang phối hợp với địa phương kiểm tra hiện trạng thực tế tại hang Lèn Chùa ở xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Đàn. Hang Lèn Chùa có nhiều điểm tương đồng với các di chỉ khảo cổ tại Nghệ An. Nơi đây có thể từng là địa bàn cư trú của người tiền sử thuộc nền văn hóa Hòa Bình.
Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo, trong lúc tuần tra, các nhân viên bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã ghi được cảnh một cặp đôi rùa xanh đang... ái ân bấp chấp thủy triều đã cạn.
Bị lực lượng chức năng ra hiệu dừng xe khi điều khiển xe mô tô chở theo 3 nữ giới, không đội mũ bảo hiểm, Vũ Ngọc Hiển đã lái xe đâm thẳng vào người cán bộ công an đang làm nhiệm vụ.
Chủ công Trần Thị Thanh Thuý tiếp tục toả sáng để giúp VTV Bình Điền Long An đánh bại Kaohsiung Taipower của Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 3-1 (25-20, 17-25, 25-22 và 28-26).
Bán đảo Crimea - khu vực nằm dưới Nga sự kiểm soát của Nga - đêm 24/4 vừa hứng chịu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn.
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đã lên tiếng giải thích lý do lựa chọn đơn vị thuê đất ngắn hạn để tổ chức Phương án chợ đêm Sơn Trà, dù một doanh nghiệp khác đưa ra mức giá cao hơn "đối thủ".
Ông Lê Văn Vân (63 tuổi) trú tại thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hiện đang nuôi hơn 600 con rắn ráo trâu, loài vật "khiếp đảm" với nhiều người nhưng lại vô cùng lành tính, thu về hàng trăm triệu mỗi năm nhờ kỹ thuật nuôi độc đáo.