Thành ủy TP.HCM thành lập 17 tổ công tác chỉ đạo đại hội Đảng bộ cấp cơ sở
Ban Chỉ đạo đại hội thành lập 17 tổ công tác, phân công các thành viên tham dự và trực tiếp chỉ đạo đại hội ở Đảng bộ phường, xã, đặc khu và cấp trên trực tiếp cơ sở.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nội dung chỉ vẻn vẹn mấy chữ nhưng nó lại gợi trong tôi những nôn nao lạ thường. Tôi liền sắp xếp về núi Cấm với Naru một chuyến, để cùng mê đắm vào thiên nhiên bất tận.
Dân miền Tây có câu: "Núi cao ai muốn xem qua/ Thất Sơn, núi Cấm cùng ta lên đường". Truyền thuyết bản địa kể rằng, cái tên núi Cấm vốn dĩ phát xuất từ mệnh lệnh của Nguyễn Ánh khi ông chạy loạn đến miệt Thất Sơn.
Để tránh lộ tông tích lúc đang ẩn mình trên đỉnh núi thiêng chờ thời cơ chuyển xoay thế cuộc, Nguyễn Ánh đã hạ lệnh "cấm" dân làng và người săn bắn bén mảng đến nơi này.
Dần dần, mệnh lệnh ấy trở thành tên gọi cho ngọn núi, để phân biệt với mấy chục ngọn núi khác trong cụm Thất Sơn.
Trong sách "Gia Định thành thông chí", Trịnh Hoài Đức gọi núi Cấm là "Đoài Tốn", có người đọc trại thành "Đài Tốn". Cách gọi này dựa vào dáng núi nằm theo hướng cung "Đoài" và cung "Tốn" (theo cách tính cung bát quái của phương Đông).
Đến sách "Đại Nam nhất thống chí" do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1865 thì núi Cấm lần đầu được gọi tên là "Cấm sơn". Từ đó về sau, tên gọi "Cấm sơn/Thiên Cấm sơn" hay "núi Cấm" hầu như xuất hiện phổ biến trong tất cả các thư tịch viết về vùng Thất Sơn huyền bí.
Một số người còn gọi núi Cấm là "Cẩm sơn"/" Gấm sơn" (ngọn núi tuyệt đẹp). Người Khmer vùng Bảy Núi gọi núi Cấm là "Phnom Popial", nghĩa là "ngọn núi có màu sắc sặc sỡ".
Một góc vùng núi Thất Sơn, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Sau mấy trận mưa nặng hạt đầu hạ, dãy Thất Sơn phủ lên một màu xanh mướt mát. Đó cũng là thời điểm lý tưởng nhất để đi núi, Naru bảo vậy.
Chúng tôi dậy từ rất sớm, chuẩn bị một ít lương khô, nước uống, một vài vật dụng bỏ vào cái bao nhỏ để Naru quảy. Anh không quên dặn tôi dùng dây thun cột hai ống quần cho bó sát vào cổ chân, phòng khi đi vào những chỗ ẩm ướt, con vắt sẽ chui vào cắn.
Hai chúng tôi đều mang kiểu giày bộ đội, vừa để tiện leo núi vừa phòng tránh trường hợp đạp phải rắn rết sẽ bị chúng cắn. Mỗi người còn cầm theo một cây gậy chừng hai mét, để chống khi leo dốc và đuổi rắn.
Nói về rắn thì miệt này nhiều vô kể, đa số là rắn độc. Ngoài hổ mây, Bảy Núi còn là nơi trú ngụ của hàng chục loại rắn độc khác như mai gầm, hổ mang, hổ bướm, hổ hùm, hổ đất, chàm quạp tượng...
Dân gian có câu: "Mai gầm thì nằm tại chỗ/ Rắn hổ mới về tới nhà", ý nói nếu bị rắn mai gầm cắn thì coi như mất mạng ngay lập tức, còn rắn hổ cắn thì họa may có thể về đến nhà chạy chữa.
Naru chỉ cho tôi xem hai vết rắn độc cắn, một trên cánh tay trái của anh, một ở bắp chân. Anh nói vết trên tay là do rắn hổ bướm cắn, còn dưới chân là hổ hùm.
Tôi hỏi anh thấy nó hay không mà biết hay vậy, anh bảo không thấy, nhưng thầy thuốc rắn nhìn vết thương có thể đoán được loài nào cắn vì thầy rắn giỏi còn có thể biết vết đó do rắn đực hay rắn cái cắn, trọng lượng của nó cỡ bao nhiêu ký.
Ở Bảy Núi này chỉ có hai ông thầy rắn làm được điều đó, là thầy Tư Đền ở Núi Voi và thầy Chau Phonl (người Khmer) ở An Cư. Thầy Tư Đền trị rắn cắn bằng phương pháp bó thuốc bí truyền vào vết thương, còn thầy Chau Phonl thì dùng miệng hút nọc độc ra, sau đó mới bó vết thương bằng thuốc.
Thấy tôi có vẻ lo lắng, Naru liền trấn an, rắn độc chỉ cắn khi chúng thấy mối nguy hiểm tấn công, ví dụ như chúng ta định bắt hay vô tình đạp phải nó, chứ bình thường, chúng ít khi nào chủ động tấn công người.
Cây gậy mà Naru đưa tôi cầm cũng là một cách để phòng tránh rắn độc. Trước khi đặt bước chân xuống những chỗ có nhiều lá mục hoặc bị cây cỏ che phủ, tôi phải lấy cây gậy khua khua vào, nếu có rắn thì chúng sẽ bò đi. Những tình tiết nhỏ như thế được Naru chắt lọc từ hơn hai chục năm đi rừng đi núi, giờ anh dạy lại cho tôi như dạy một đứa học trò vừa vào lớp vỡ lòng.
Chúng tôi nghỉ chân chặng đầu tiên trên một vồ đá lớn bên sườn Đông núi Cấm. Lúc này, mặt trời bắt đầu đan những sợi nắng tinh khôi của ngày mới lên mấy vạt rừng, rồi từ từ rắc ánh sáng xuống cánh đồng Vĩnh Tế. Chúng tôi lấy mấy củ khoai ra ăn sáng, đón một bình minh thanh khiết và rực rỡ.
Naru ngồi lặng yên, mắt hướng về quãng đồng xa dưới chân núi. Naru bận rộn quanh năm. Vào vụ mùa thì anh đi cắt lúa, vác lúa mướn suốt ngày, hết mùa thì đi trèo thốt nốt, rồi đi núi lấy măng, hái trái cây rừng về bán.
Cứ thế, chàng trai rắn rỏi ấy luôn chăm chỉ để gia đình bốn nhân khẩu không thiếu ăn ngày nào. Tôi quen Naru trong một lần dẫn sinh viên lên Bảy Núi làm công tác tình nguyện hè. Nhóm thầy trò chúng tôi "đóng quân" tại một trường mầm non ở xã An Hảo, cũng gần nhà Naru. Sau đợt đó, tôi và anh vẫn giữ liên lạc với nhau, cứ vào đầu hè anh lại nhắn tôi đi núi, mười mấy năm nay năm nào cũng vậy.
Sau bữa sáng trên vồ đá, Naru bắt đầu dắt tôi đi vào những chỗ rừng rậm rạp, hầu như chưa có lối mòn nào. Tay anh cầm cây mác, vừa chặt những cành cây cản đường, vừa thoăn thoắt tiến nhanh về phía trước.
Tôi dò dẫm theo sau Naru, nhiều lúc không thấy bóng của anh ở đâu, chỉ biết dựa vào mấy cành cây vừa bị anh chặt rơi xuống mà đi. Mỗi lần tôi đuổi kịp, thì Naru đã thu hoạch được một món từ rừng, khi thì cái măng rừng, khi thì một tổ ong mật, lúc lại là mấy chùm trái trường đỏ rực, hay mấy trái hồng quân tròn như viên bi, trái trâm rừng tím mọng...
Tất cả những thứ này đem ra chợ đều trở thành món yêu thích của dân bản địa và là đặc sản đối với khách phương xa. Cứ như thế trong một buổi sáng, cái bao trên lưng của Naru đã chất đầy những sản vật của núi rừng.
Chúng tôi lại chọn một vồ đá nhẵn để ngồi ăn trưa và nằm nghỉ. Bên cạnh vồ đá có một cái miếu nhỏ, Naru nói là miếu thờ ông hổ, bởi trước kia người đi núi thỉnh thoảng thấy "ổng" ngồi ở chỗ này.
Miền Tây Nam Bộ địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa, duy nhất vùng Thất Sơn tỉnh An Giang là thuộc loại "bán sơn địa", đồng bằng xen lẫn với những dãy núi điệp trùng. Chính vì thế nơi đây cũng là "lãnh địa" của những loài thú dữ, mà cọp là điển hình.
Nhiều huyền thoại kể lại chuyện đụng độ giữa người và cọp ở Thất Sơn, lúc nào cũng pha chút tâm linh huyền bí như chính vùng đất này. Có điều lạ là, các câu chuyện dân gian liên quan đến cọp Thất Sơn thường theo một mô típ độ lượng.
Cọp và người cũng đối đầu nhau nhưng không giao chiến một mất một còn, mà con người thường dùng chân tâm của mình để cảm hóa cọp, rồi sau đó thì… đường ai nấy đi. Có lẽ đây cũng là triết lý nhân sinh mà lưu dân đây muốn truyền tải, rằng con người và thiên nhiên vẫn có thể tồn tại song hành, không nhất thiết phải triệt tiêu nhau…
3.Gần tối, Naru dẫn tôi ghé cái am gần vồ Ông Bướm để trú chân. Am này được sư thầy Huệ Minh xây cất và ở đây tu mấy chục năm nay, khi núi Cấm còn thưa người lui tới. Sư Huệ Minh không còn lạ gì với chuyện người đi núi xin tá túc qua đêm.
Ông bảo chúng tôi cất hành lý ở một góc am, rồi cùng làm bữa cơm chay đạm bạc. Sau khi ăn cơm và tụng kinh tối xong, sư thầy pha một bình trà đặt trên cái bàn đá trước sân. Chúng tôi vừa uống trà vừa nghe sư kể về những huyền tích của Thất Sơn. Càng về khuya, cái lạnh càng đậm đặc, núi rừng toát lên vẻ u tịch, nguyên sơ.
Giấc ngủ trên núi lúc nào cũng sâu và yên bình như được ngủ trong vòng tay của mẹ. Lúc sư thầy tụng kinh buổi sáng thì chúng tôi cũng thức giấc và chuẩn bị mang mấy thứ kiếm được hôm qua ra chợ bán.
Chúng tôi từ giã sư thầy và thẳng tiến về phía "chợ mây". Sở dĩ chợ có cái tên như vậy vì ở độ cao trên 700 mét, vào lúc sáng sớm, chợ này luôn bị mây mù che phủ.
Ra đến chợ, tôi cảm nhận được từng đợt mây lùa qua để lại trên tóc, trên mặt những màn nước mát lạnh. Trong mờ ảo mây mù, tôi thấy từ các con đường mòn, người mua kẻ bán cùng xuyên qua mây đi đến chợ. Chợ đông người nhưng không náo nhiệt. Mọi người mua bán, đổi chác hàng hóa một cách ôn hòa.
Tôi bỗng nhớ đến lần tôi đi chợ phiên ở Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, ngắm người đi từ các làng bản đến chợ, váy áo sặc sỡ như hàng trăm cánh bướm lượn bay trong sương sớm. Khác ở chỗ, đa số những chợ phiên phía Bắc bà con thường gùi hàng hóa đến chợ, rồi bán hàng xong lại mua thứ khác gùi về. Còn "chợ mây" trên núi Cấm, bà con có thói quen gánh hàng đi bán.
Từng quang gánh kĩu kịt nào mít, nào mãng cầu núi, măng rừng, rau quả khắp nơi đổ về đây từ hừng đông, mua bán đến khi mặt trời mọc chừng ba sào là tan chợ.
Tôi và Naru bán xong, tranh thủ mua một ít trái cây và rau rừng ghé gửi cho sư Huệ Minh, rồi cả hai cùng xuống núi. Naru dẫn tôi men theo sườn Tây đi xuống, anh không quên thu hoạch thêm vài thứ từ rừng.
Cuối ngày, hai chúng tôi đến chân núi, Naru đi trước tôi, bước chân đều đều không có dấu hiệu gì mỏi mệt. Tôi đi sau, ngoái đầu nhìn lại đỉnh núi vời vợi, thầm thán phục chính mình vì không ít lần tôi đã ở nơi cao chót vót ấy.
Đứng ở chân núi ngước nhìn lên, có lẽ ai cũng ngán ngại, nhưng khi kiên định chinh phục, thì ngọn núi nào ta cũng có thể vượt qua. Bất giác, tôi thấy tượng phật khổng lồ trên đỉnh núi bỗng hiện ra giữa trập trùng mây trắng, được ánh hoàng hôn chiếu vào sáng rực.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 21/7, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.
Ban Chỉ đạo đại hội thành lập 17 tổ công tác, phân công các thành viên tham dự và trực tiếp chỉ đạo đại hội ở Đảng bộ phường, xã, đặc khu và cấp trên trực tiếp cơ sở.
Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học có thời điểm bố trí giường dịch vụ chiếm tới 50% tổng số giường bệnh, vượt xa mức quy định của Bộ Y tế. Thậm chí, một số phòng dịch vụ kê tới 6 giường. Thông tin trên đã được Giám đốc Bệnh viện E, ông Nguyễn Công Hựu, xác nhận với PV Dân Việt.
Đây là một loại thịt phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món đặc sắc.
Một con cá sấu thường xuyên xuất hiện dưới kênh Nước Đen thuộc phường Bình Hưng Hòa, TP.HCM, đã được lực lượng chức năng bắt giữ thành công vào trưa nay, 21/7.
Cảnh sát xác định hành vi đăng tải các bài viết sai sự thật trên tài khoản Facebook cá nhân "Giang Dang" của ông Đặng Hoàng Giang có dấu hiệu của tội phạm Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức nhưng chưa đến mức xử lý về hình sự.
Tính đến sáng 21/7, số người nhập viện sau khi ăn tiệc mở cửa mả ở Huế đã tăng lên 21 trường hợp. Hộ kinh doanh phục vụ bữa tiệc này bị tạm ngưng hoạt động.
Theo tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và rạng sáng nay, sau khi ma sát với đất liền Trung Quốc, bão số 3 giảm xuống còn cấp 9, giật cấp 11. Tuy nhiên, dự báo trong hôm nay (21/7), khi vào vịnh Bắc Bộ, bão có thể mạnh lên hai cấp và khi áp sát đất liền vào ngày mai, bão còn khoảng cấp 9, giật cấp 11.
Tổng thống Ukraine Zelensky cố tình khai báo thấp hơn số lượng chiến sĩ Lực lượng Vũ trang Ukraine thiệt mạng, tờ báo Pháp Le Monde đưa tin.
Dự và chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ phường Bàn Thạch (TP.Đà Nẵng), Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú định hướng, cần đổi mới tư duy quản lý theo hướng chính quyền kiến tạo và chủ động phục vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ phường có năng lực tổng hợp, nắm chắc chuyên môn, thành thạo trong xử lý công việc của cấp cơ sở, ứng dụng công nghệ số, hiểu dân, sát dân, sẵn sàng phục vụ nhân dân.
TP.Hải Phòng yêu cầu siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu chủ động kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng gây tăng giá bất thường và sẽ xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, trục lợi trong bão số 3 .
Đối Nguyễn Công Thương đột nhập nhà người chủ cũ lấy trộm 5 chỉ vàng và hơn 670 triệu đồng tiền mặt trong két sắt.
SHB Đà Nẵng đang tiến hành thử việc 2 cầu thủ Việt kiều là Vadim Nguyễn và Tung Dang (Đặng Thanh Tùng). Điều đáng chú ý là cả 2 cầu thủ này đều sở trường đá cánh và 1 người đã có quốc tịch Việt Nam.
Trong vòng 20 năm qua, nông dân ở vùng ĐBSCL đã chứng kiến nhiều loại cây trồng “lên ngôi” nhanh chóng, rồi lại “xuống dốc” không phanh. Cảnh “trồng rồi chặt”, chặt rồi trồng” lại diễn ra liên tục, làm cho nhiều nông dân “hụt hơi” khi trồng cây chạy theo phong trào.
Sau khi xác định kết quả xét nghiệm mẫu đầu chó dương tính với bệnh Dại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&MT Quảng Ngãi đã chỉ đạo “nóng” ngăn chặn lây lan, dập tắt ổ dịch bệnh Dại tại địa bàn xã Ia Tơi (được sáp nhập từ xã Ia Dom, Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũ).
Trong hành trang khai phá vùng đất phương Nam của cộng đồng người Hoa nói chung và người Hoa gốc Triều Châu nói riêng, đi cùng những phong tục, tập quán còn có nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn đậm tính truyền thống. Trong đó, món bánh bao của người Hoa gốc Triều Châu ở tỉnh Cà Mau đã trở thành mỹ thực.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), ngư dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng đưa tàu bè về nơi tránh trú an toàn.
Những cánh đồng trũng từng chỉ đủ lúa ăn đang dần hóa thành những hồ sen thơm ngát, kết hợp nuôi cá và du lịch trải nghiệm. Tại các xã như Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, nhiều nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả từ ruộng lúa sang sen – cá – dịch vụ.
Ngư dân tỉnh Đắk Lắk mới đang bước vào vụ chính khai thác cá ngừ đại dương. Thời tiết trên biển thuận lợi, nhiều luồng cá xuất hiện nên nhiều tàu cá đạt sản lượng khai thác cao, mang về nguồn thu nhập đáng kể.
BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng khuyến cáo người tham gia chèo Sup trong khung giờ quy định để đảm bảo an toàn và bắt buộc phải mặc áo phao.
Sáng nay (21/7), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra với sự tham dự của 330 đại biểu chính thức và khách mời.
Đại tướng Lê Trọng Tấn sinh ngày 1/10/1914 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là TP.Hà Nội), Lê Trọng Tấn (tên khai sinh là Lê Trọng Tố) từng là lính không quân của Pháp nhưng sớm giác ngộ cách mạng, tham gia Mặt trận Việt Minh năm 1944.
Hiện TP.HCM có khoảng 600 điểm sạc công cộng, chỉ có thể đáp ứng dưới 10% nhu cầu dự kiến cho 400.000 xe điện hai bánh. Tiến tới cấm xe máy công nghệ chạy xăng, TP.HCM giải bài toán này thế nào?
Để mô hình chính quyền địa phương hai cấp vận hành hiệu quả, vai trò giám sát và đồng hành của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và từng đại biểu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ để kiểm tra, mà còn để "mở đường phát triển".
Hệ thống phòng không Nga đã tiêu diệt hàng chục máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trên nhiều khu vực vào đêm Chủ nhật và rạng sáng thứ Hai. Kiev đã tăng cường các cuộc không kích bằng UAV vào sâu trong lãnh thổ Nga trong tuần qua, ngay cả sau khi kêu gọi nối lại đàm phán hòa bình.
Các đội bóng mạnh như Hà Nội FC, Thể Công Viettel, Thép xanh Nam Định đều tăng cường lực lượng, mùa giải hứa hẹn nhiều bất ngờ và cạnh tranh khốc liệt.
Các bị cáo cắt ghép hình ảnh của những người chưa trả tiền, vu khống họ lừa đảo, cướp giật, quan hệ bất chính… Có trường hợp, chồng chưa trả tiền, vợ bị ghép ảnh làm “gái bán hoa”, đăng lên các trang mại dâm.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, UBND TP.HCM chỉ đạo không cho các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn...
Do ảnh hưởng bão số 3 (bão Wipha) một số cây thông đã gãy, đổ vào ô tô của người dân trên địa phường Xuân Hương - Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Thành Vinh đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, với những công trình mang tầm vóc mới góp phần tái định hình diện mạo đô thị trung tâm Nghệ An. Trong dòng chảy phát triển đó, khu tập thể Quang Trung biểu tượng một thời không chỉ là ký ức, mà đang được kế thừa và pahts triển qua những dự án hiện đại, tiêu biểu là Vincom Shophouse Diamond Legacy.
Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong thực thi chiến lược ESG, ngày 15/7/2025, HDBank lần thứ ba liên tiếp được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư bình chọn.